Bất chấp điều kiện phát hành chặt chẽ, trái phiếu BĐS ồ ạt ra đời

Trong năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản phát hành tổng cộng 182,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu và là nhóm phát hành nhiều nhất trong 2 năm gần đây.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ

Theo báo cáo mới đây nhất của SSI Research, lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành giảm mạnh trong quý IV nhưng năm 2020 vẫn là một năm tăng trưởng bùng nổ với 455 nghìn tỷ đồng TPDN được phát hành, tăng 48,4% so với năm 2019.

Trong đó, chỉ có 23,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng, tương đương 5,2% tổng lượng phát hành; 94,8% còn lại đều là phát hành riêng lẻ. Tổng lượng TPDN lưu hành ước tính khoảng 960 nghìn tỷ đồng, tăng 39,7% so với cuối 2019. Quy mô thị trường TPDN tăng liên tục trong những năm gần đây, hiện chiếm khoảng 12% GDP của Việt Nam.

Có thể thấy, thị trường vốn của Việt Nam đã tăng trưởng khá tốt trong năm vừa qua; tổng quy mô thị trường vốn (trái phiếu, cổ phiếu) đã tăng lên 97,2% GDP, thu hẹp khoảng cách so với quy mô kênh tín dụng ngân hàng (115% GDP).

Bất động sản Vuông | Bất chấp điều kiện phát hành chặt chẽ, trái phiếu BĐS ồ ạt ra đời

Trái phiếu bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (40,1%) trong tổng phát hành toàn thị trường dù là nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi các quy định chặt chẽ về điều kiện phát hành tại Nghị định 81. Trong năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản phát hành tổng cộng 182,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu và là nhóm phát hành nhiều nhất trong 2 năm gần đây.

Các ngân hàng thương mại vẫn là nhóm phát hành nhiều thứ 2 trong năm 2020 với tổng lượng phát hành là 130,6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên do lượng phát hành chỉ tăng 10,6% (thấp hơn mức tăng toàn thị trường) nên tỷ trọng của trái phiếu ngân hàng thu hẹp đáng kể từ mức 38,5% (2019) xuống 28,7% (2020).

Đáng chú ý, nhóm trái phiếu doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản gia tăng mạnh lượng phát hành, tổng cộng đã phát hành 40,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, cao gấp 3 lần lượng phát hành năm 2019 giúp cho tỷ trọng trong tổng phát hành toàn thị trường của nhóm này tăng mạnh từ 4,3% (2019) lên 9% (2020). Lượng vốn huy động cho các dự án điện mặt trời tập trung nhiều vào các dự án ở Ninh Thuận, Đắk Lắk. Kế hoạch cắt giảm năng lượng tái tạo của Tập đoàn Điện lực do dư thừa nguồn cung có thể làm gia tăng rủi ro với trái phiếu điện mặt trời.

Doanh nghiệp địa ốc phát hành lượng lớn trái phiếu không tài sản đảm bảo

Lượng trái phiếu bất động sản phát hành 4 tháng cuối năm 2020 chỉ đạt 22,6 nghìn tỷ đồng, bằng 38% lượng phát hành của riêng tháng 8/2020 và bằng 12,4% lượng phát hành cả năm 2020. Trong khi đó, 4 tháng cuối năm 2019 là cao điểm phát hành trái phiếu bất động sản với lượng phát hành chiếm 47% cả năm 2019). Diễn biến này không bất ngờ khi kể từ 1/9/2020, theo Nghị định 81, các lô phát hành riêng lẻ phải cách nhau tối thiểu 06 tháng, tổng dư nợ phát hành không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu và các điều kiện về hồ sơ phát hành chặt chẽ hơn.

Báo cáo của SSI Research ghi nhận, kỳ hạn bình quân năm 2020 của trái phiếu bất động sản là 3,95 năm, tăng nhẹ so với 3,91 năm của năm 2019, đặc biệt tăng mạnh trong quý III và quý IV. Các lô phát hành trong tháng 8/2020, tháng phát hành nhiều nhất trong năm, có kỳ hạn bình quân lên tới 4,6 năm. Một số lô phát hành lớn có kỳ hạn dài là: Công ty CP thương mại Quảng cáo Xây dựng Địa ốc Việt Hân (6.000 tỷ đồng; 7 năm); Công ty CP Đầu tư và Quản lý khách sạn TNH (3.000 tỷ đồng; 7 năm); Công ty CP Tổng hợp Thế giới Xanh (1.750 tỷ đồng; 6 năm); Công ty CP Bất động sản HANO-VID (8.655 tỷ đồng; 5,7 năm)…

Báo cáo của SSI Research cũng chỉ rõ, trong năm 2020, có 35,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản phát hành mới không có tài sản đảm bảo, chiếm 19,6% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành. Trong đó, các tổ chức phát hành nhiều nhất là Công ty CP Bất động sản HANO-VID; Công ty CP Bất động sản Mỹ; Công ty CP thương mại Quảng cáo Xây dựng Địa ốc Việt Hân; TNR Holdings…Con số thực tế có thể lớn hơn do có khoảng 57 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản thiếu thông tin về tài sản đảm bảo trong bản công bố thông tin.

Bất động sản Vuông | Bất chấp điều kiện phát hành chặt chẽ, trái phiếu BĐS ồ ạt ra đời

Năm 2020, toàn thị trường có gần 37 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu thì riêng nhóm bất động sản có 27,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 73,2%). Như vậy, tổng lượng trái phiếu bất động sản không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu phát hành năm 2020 là gần 63 nghìn tỷ đồng.

Tổng lượng TPDN không có tài sản đảm bảo phát hành năm 2020 là 206,4 nghìn tỷ đồng, nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán thì còn 74 nghìn tỷ đồng. Ngoài các doanh nghiệp bất động sản, một số doanh nghiệp khác như Sovico (10,65 nghìn tỷ đồng), Công ty CP Tập đoàn Masan (10 nghìn tỷ đồng), Geleximco (gần 2,5 nghìn tỷ đồng)… cũng phát hành lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo.

Kịch bản nào cho thị trường trái phiếu năm 2021?

SSI Research dự báo, lượng trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2021 sẽ cải thiện so với năm 2020. Việc siết chặt điều kiện nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sẽ là động lực khiến các doanh nghiệp chuyển sang hình thức phát hành ra công chúng để tiếp cận được nguồn tiền đầu tư từ các cá nhân nhỏ lẻ. Tỷ trọng phát hành ra công chúng có thể tăng so với mức chỉ 5,2% của năm 2020.

Bên cạnh đó, việc phát hành riêng lẻ sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn. Chưa tính đến yêu cầu tổ chức phát hành hoặc trái phiếu chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm sẽ có hiệu lực sau 2 năm nữa, các điều kiện phát hành ra công chúng khác cũng khắt khe hơn nhiều so với phát hành riêng lẻ. Thế nên, những doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ vẫn phải tìm đến kênh phát hành riêng lẻ. Ngoài ra, các yêu cầu về công bố thông tin và niêm yết trái phiếu khi phát hành ra công chúng cũng khiến nhiều doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp lớn ưa thích phát hành riêng lẻ hơn.

Một dự báo khác mà SSI Research đưa ra đó là các ngân hàng sẽ giảm đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Dù các ngân hàng thương mại gia tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 nhưng tỷ trọng sở hữu trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại nhiều khả năng sẽ giảm xuống khi NHNN chính thức ban hành dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD) mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, hiện đã được công bố để lấy ý kiến.

Dự thảo quy định: TCTD không được mua trái phiếu của tổ chức phát hành có phát sinh nợ xấu trong 12 tháng gần nhất (tại tất cả các TCTD); không được mua lại trái phiếu đã bán và/hoặc trái phiếu phát hành cùng lô/đợt với trái phiếu đã bán trong vòng 12 tháng; không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho các công ty con. Theo định hướng này, các ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào kênh tín dụng ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp sẽ là kênh huy động vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Chuyên mục : Thời sự
Chia sẻ bài viết
Chuyên viên Trịnh Trung Hiếu
Trịnh Trung Hiếu
0906205887

Chuyên viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Phụ trách tư vấn thông tin nhà ở biệt thự, liền kề và chung cư thuộc các khu đô thị trong quận Hà Đông, các dòng sản phẩm của Vinhomes Có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về tư vấn đầu tư bất động sản.

  • Bob Marchetti Reply
    20 Hours ago

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat

  • Michael Kosim Reply
    20 Hours ago

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat

  • Michael Kosim Reply
    20 Hours ago

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat

  • Jony Kurniawan Reply
    20 Hours ago

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat. Ut wisi enim ad minim veniam, quis nostrud exerci tation ullamcorper suscipit lobortis nisl ut aliquip ex ea commodo consequat

Your email address will not be published. Required fields are marked *